THÔNG TIN SÁCH MỚI: Những Thiên Thần Của Người Gác Rừng (Sách thiếu nhi, Tác giả: Phương Huyền)

THÔNG TIN SÁCH MỚI: Những Thiên Thần Của Người Gác Rừng (Sách thiếu nhi, Tác giả: Phương Huyền)

Những thiên thần của người gác rừng – câu chuyện thiếu nhi dễ thương, chứa nhiều thông điệp về yêu thương, bảo vệ môi trường của nhà văn Phương Huyền – vừa tái xuất bạn đọc trong một diện mạo mới với toàn bộ tranh minh họa được in màu, giúp tác phẩm dễ tiếp cận trẻ nhỏ hơn.

Những thiên thần của người gác rừng là chuyến nghỉ hè kỳ thú nơi miền quê của cô bé Mi cùng những bạn thú nhồi bông đáng yêu: Mèo Cà Chua và Bọt Biển. Bắt đầu từ lần dạo chơi ở bìa rừng, cả ba lạc bước đến một thế giới cổ tích kỳ lạ, nơi có những thiên thần bảo vệ rừng, có cả rừng kẹo đủ màu, dòng sông xi rô dâu ngọt lịm và cỏ cây, hoa lá, chim muông đều biết nói và hát rất hay.

Và rồi, chuyến phiêu lưu đưa cả ba đến một nơi khác lạ: khu rừng chết chóc, dòng sông bẩn thỉu đầy rác rưởi, và đàn cá không còn cất tiếng hát… Ôi không, chuyện gì xảy ra thế này? Xứ sở thần tiên tuyệt vời đâu mất rồi? Từ đó, các bạn nhỏ dần hiểu ra con người đã tàn phá thiên nhiên thế nào, và vì đâu rừng không còn xanh tươi như trước.

Đời sống miền quê hiện lên ngộ nghĩnh dưới góc nhìn của thú nhồi bông

Những thiên thần của người gác rừng được tác giả lấy cảm hứng từ chính con gái của mình khi cô quan sát con trong những sinh hoạt thường nhật, hoặc khi nhìn con trò chuyện với thú bông. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở nguồn cảm hứng, con gái của Phương Huyền còn trở thành người bạn đồng sáng tạo với mẹ trong quá trình hoàn thiện tác phẩm. Nhà văn chia sẻ: “Mi đã giúp tôi khiến cho tuổi thơ của con trở nên ‘dữ dội’ hơn khi vừa hóa thân vào nhân vật trong truyện vừa vẽ lên trong trí tưởng tượng của tôi cả một khu rừng bí mật. Chúng tôi đã có những lúc làm việc cùng nhau khi con trong vai trò người biên tập. Tôi đọc, con sửa; tôi kể, con góp ý; tôi bí, con khơi nguồnCuốn sách này được hình thành như thế, bằng tất cả tình yêu tôi dành cho con và cho cả những cô bé, cậu bé đã được sinh ra trên cuộc đời này.”

Câu chuyện mở đầu bằng đoạn đối thoại nhân hóa vui nhộn giữa Mèo Cà Chua và Mèo Tam Thể. Ở phần giới thiệu về Mèo Cà Chua, có thể thấy tác giả đã rất dụng công xây dựng hình tượng cho nhân vật đặc biệt này theo lối độc đáo, ngộ nghĩnh, hợp với tư duy và trí tưởng tượng phong phú của các bạn nhỏ. Cái tên Mèo Cà Chua có thể dễ gây hiểu nhầm nhân vật này là mèo. Nhưng thực tế, đây lại là một con hổ nhồi bông nhỏ xinh, được bé Mi gọi là mèo chỉ đơn thuần vì bé thích như thế, và hậu tố Cà Chua xuất hiện là vì hổ có cái mũi đỏ chót như trái cà chua.

Bối cảnh chính của tác phẩm diễn ra ở thôn quê nên những trang viết miêu tả đời sống sinh hoạt nơi đây có lẽ đặc biệt giá trị với những bạn nhỏ ở thành thị. Đó là các miêu tả về: chợ quê, cách người dân quê chào hỏi nhau, lúa vàng trên cánh đồng, những khu rừng, cây cỏ… Bọt Biển – một con rùa nhồi bông xanh, đồng thời cũng là người bạn thân thiết của bé Mi – đã có một nhận xét về chợ quê rất hóm hỉnh như sau: “Chợ gì mà nhỏ xíu xiu. Bán cái gì cũng chút chút. Mà mới hơn 7 giờ sáng đã hết người rồi. Có điều ra chợ vui lắm nha. Giống như cả chợ đều biết nhau vậy đó.”

Thông điệp ý nghĩa về tình bạn chân chính và quyền bình đẳng

Truyện còn gửi gắm nhẹ nhàng, thông điệp ý nghĩa về tình bạn, quyền bình đẳng qua cách Mèo Tam Thể – một con mèo thật – kết bạn với hai thú nhồi bông là Mèo Cà Chua và Bọt Biển:

“Tụi mình làm bạn ha.”

“Bạn là mèo thiệt, tụi tui là thú nhồi bông mà.”

“Có sao đâu. Mình vẫn hiểu nhau. Hiểu nhau thì là bạn rồi.”

Từ đó, các bạn nhỏ có thể nhận thấy tình bạn chân chính là tình bạn không có sự phân biệt giữa cao thấp, sang hèn, những khác biệt về địa vị hay chủng tộc. Điều này không chỉ thể hiện trong tình bạn giữa Mèo Tam Thể và Mèo Cà Chua, Bọt Biển; mà còn được thể hiện trong tình bạn giữa Mèo Cà Chua, Bọt Biển và bé Mi. Dù là động vật thật, thú nhồi bông hay con người, chỉ cần có thể hiểu nhau, biết cách lắng nghe và đối thoại với nhau là đã có thể trở thành bạn. Tình bạn thật cao quý mà cũng thật giản dị là như thế.

Trong truyện còn đề cập đến Bệnh viện Thiên Đường – đây là không gian mà bé Mi tạo nên để chăm sóc thú nhồi bông của mình: “Nghe mẹ chị nói thú bông từ hồi chị mới sinh ra tới giờ còn nguyên. Mỗi năm dân số vườn thú lại tăng. Vậy mà chị chẳng bỏ em nào hết. Em nào cũng cưng, cũng yêu. Rồi xong còn làm hẳn cái bệnh viện tên là Bệnh viện Thiên Đường cho cả đám ở.”

Chi tiết về Bệnh viện Thiên Đường không chỉ phản ánh góc nhìn dễ thương của trẻ thơ mà còn gián tiếp dạy trẻ cách trân quí những món đồ xung quanh dù là cũ hay mới; và những món đồ được đề cập ở đây lại là thú nhồi bông – vốn phần nào mô phỏng hình ảnh của thú thật – nên thông qua việc trân trọng thú nhồi bông, trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương động vật.

Phương pháp giáo dục con độc đáo được truyền tải qua tranh minh họa bắt mắt

Những thiên thần của người gác rừng xuất bản lần đầu vào năm 2018. Sau 5 năm đón nhận nhiều tín hiệu tích cực từ bạn đọc, tác phẩm tái xuất trong một diện mạo mới với hình thức bắt mắt hơn khi toàn bộ tranh minh họa đều được in màu trên giấy couche, giúp câu chuyện càng dễ tiếp cận trẻ nhỏ. Bố cục tranh minh họa cho nội dung được trình bày phóng khoáng, phá cách với nhiều trang sử dụng khung tranh ngang tỉ lệ 16:9, hoặc khung vuông có phần thoại được đặt trong những hình oval mang phong cách manga – phiên bản bìa mềm của cuốn sách cũng thể hiện đúng tinh thần này. Đây là một nét độc đáo trong phần minh họa của tác phẩm vì thông thường ở những sách văn học thiếu nhi khác, phần tranh minh họa sẽ ở một trang riêng, tách bạch rõ ràng với nội dung.

Tác phẩm Những thiên thần của người gác rừng còn đưa ra nhiều phương pháp giáo dục lí thú, hữu ích để các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho con. Chẳng hạn, khi dạy trẻ phải biết vâng dạ với người lớn thì ba lẫn mẹ bé Mi đều “dạ” khi nghe bé Mi gọi. Đây là cách ba mẹ tập cho Mi thói quen phải lễ phép ngay từ khi bé mới bập bẹ biết nói. Hoặc, trong truyện còn đề cập đến việc hai mẹ con đổi vai cho nhau khi nói chuyện: con trở thành mẹ, mẹ trở thành con. Nhờ đó, hai mẹ con không chỉ có nhiều cuộc trò chuyện hài hước, mà còn thấu hiểu nhau hơn khi diễn vai của người kia.

Những thiên thần của người gác rừng đưa ra nhiều hình ảnh tương phản về khu rừng bí mật kỳ diệu và khu rừng đã bị tàn phá trên thực tế. Khu rừng bí mật càng xinh đẹp, lung linh chừng nào thì khi đối diện với khu rừng đã bị hoang phế do con người cho nổ mìn để khai thác đá trên núi, các bạn nhỏ lại càng đau lòng chừng nấy. Từ đó, thông điệp về việc bảo vệ môi trường càng trở nên thống thiết hơn bao giờ hết.  

Trích đoạn

Hãy giúp tôi chuyển đi những thông điệp yêu thương, giúp tôi truyền đi những năng lượng tích cực để bảo vệ môi trường sống của mình. Viết cho tuổi thơ các con, nhưng lòng tôi đầy băn khoăn, trăn trở về những khu rừng, những ngọn núi, những dòng sông… đang mỗi ngày bị tàn phá. Chỉ có các con, thế hệ tương lai của đất nước mới làm nên điều kỳ diệu. Bởi các con chính là “Những thiên thần của người gác rừng”.

Về tác giả

Phương Huyền là một nhà báo, biên tập viên, hiện đang phụ trách mảng văn học và tâm lý trên kênh FM99.9 Mhz. Đồng thời, chị còn là một nhà văn với hơn 10 đầu sách đã ra mắt bạn đọc, trong đó có hai tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi là Cái tai và cuộc phiêu lưu kỳ thú và Những thiên thần của người gác rừng. Bên cạnh đó, bản thân chị Phương Huyền còn là một người mẹ có kinh nghiệm hình thành tình yêu đọc sách cho con từ rất sớm.

       Thông tin tác phẩm:

• Tựa chính: Những thiên thần của người gác rừng

• Tác giả: Phương Huyền

• Thể loại: Sách thiếu nhi

• Giá bìa: 129.000đ (Bìa mềm) – 179.000đ (Bìa cứng)

• Sách do Phương Nam Book và NXB Thế giới liên kết xuất bản.

sohbet odalari child porn