Sách “Cũ” của Nick M – Cảm giác của một người trưởng thành với những thứ đã đi qua

Sách “Cũ” của Nick M – Cảm giác của một người trưởng thành với những thứ đã đi qua

Thuộc thể loại tản văn, “CŨ” là cuốn sách thứ tư của tác giả Nick M. kể từ sau hai tập bút ký “1987” (2017) và tạp văn “Balô trên thảm đỏ” (2018). 

” được hình thành từ những ngày giãn cách xã hội đầu tiên khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Hà Nội vào cuối tháng 3/2020. Với ý tưởng về chuyện dọn nhà, tác giả đi theo hướng dọn dẹp ký ức thông qua những món đồ cũ, những thói quen cũ và những mối quan hệ cũ. Tuy nhiên, sách không đi sâu vào sự hoài cổ hay cảm giác tiếc nuối quá khứ mà chủ yếu là những lát cắt, góc nhìn cho thấy sự thay đổi về mặt cảm giác của một người trưởng thành với những thứ đã đi qua. 

Cassette

Những chi tiết rất nhỏ, những câu chuyện đời thường, sau khi đã trở thành quá khứ thì đều đẹp và đáng trân trọng biết bao nhiêu… Một cuốn sách thức tỉnh độc giả về những điều tốt đẹp mà mình đã quên đi mất.

(Diễn viên, NSƯT Chiều Xuân)

Created-with-RNI-Films-app

” được chia làm 4 phần, tương ứng với 4 trạng từ về thời gian.

Hồi xưa” gợi cảm giác xa nhất về mặt thời gian, nói về những món đồ cũ gắn với tuổi thơ của nhiều đứa trẻ như đồ chơi, chậu nước, căn phòng hay ngôi nhà đầu tiên. 

Ngày trước” tập hợp những câu chuyện về các món đồ điện tử luôn bị thay mới liên tục khi công nghệ phát triển như điện thoại, máy ảnh hay thiết bị nghe nhìn. 

Hôm qua” nghe có vẻ gần với hiện tại nhưng sẽ có những thói quen bỗng dưng thay đổi và trở thành cũ chỉ sau một đêm. 

Mới đây” tạo sự mơ hồ khi bao hàm “mới” nhưng lại ám chỉ một thứ xảy ra trong quá khứ, với các câu chuyện về những mối quan hệ cũ như tình bạn, tình yêu.  

Sách có 8 hình vẽ minh họa của họa sĩ Nguyễn Hồng Lê – người từng đảm nhận phần hình ảnh của cuốn “1987” (2017). 

ĐÔI ĐIỀU CỦA TÁC GIẢ NICK M. VỀ “CŨ”

2020 là năm bắt đầu cho một thập niên mới nhưng cũng là năm mà thế giới phải đối mặt với cơn ác mộng tồi tệ nhất: đại dịch Covid-19. Trước đó, tôi cũng như bao người trẻ của thế hệ Millennial (chỉ những người sinh ra trong thập niên 80 và đầu thập niên 90) – đam mê dịch chuyển và nay đây mai đó đi tìm kiếm những trải nghiệm mới ở những vùng đất mới. Nhưng dịch bệnh ập tới, buộc chúng ta phải “ai đang ở đâu thì ở nguyên đó”. Khi giãn cách xã hội buộc chúng ta phải “ở nhà”, tôi quan sát thấy có nhiều người coi đó như một trải nghiệm rất mới mẻ, vì đơn giản là trong một thời đại phát triển không ngừng và bận rộn, con người ta hiếm khi ở nhà, hiếm khi có thời gian nhìn nhận lại những thứ đã qua. 

Lúc đại dịch mới bùng nổ và chưa có những biến thể mới, ít ai nghĩ nó lại kéo dài lâu đến vậy và ở thời điểm ấy, tất cả chỉ chờ đợi một mùa hè. Giãn cách xã hội tạo cho mỗi người nhiều thời gian trống hơn và người ta lấp đầy nó bằng việc nấu nướng, đọc sách, xem phim, tập thể thao và dọn nhà. Trong những ngày rảnh rỗi ấy, tôi xem bộ phim “Happy Old Year” của điện ảnh Thái Lan và được truyền cảm hứng cho việc dọn dẹp lại nhà cửa, vứt bớt đồ đạc không còn sử dụng tới cho thêm không gian sống.  

Nick-M-27

Tuy nhiên, những món đồ từ xưa xửa xừa xưa, càng dọn nhiều lại càng mất thời gian nhìn lại. Trong những chiếc thùng carton chồng chất lên nhau không theo trình tự nào, có thể là những tấm ảnh phim phai màu in dấu tuổi trẻ cuồng nhiệt, vài cuốn băng cassette chứng kiến tuổi trưởng thành, hay xa hơn nữa là một món đồ chơi gắn bó với thời ấu thơ…

Ý tưởng sách “” hình thành từ việc tôi nhận ra trong tâm trí mỗi người đều tồn tại những nhà kho vô hình. Ta ném vào đó những hình ảnh, những thông tin không còn giá trị sử dụng, hoặc không muốn nhớ đến. Nhưng chúng không thực sự biến mất mà cứ nằm đó trong tiềm thức, không theo một trình tự nào và đến một ngày bất ngờ trở lại khi ta nhìn thấy một món đồ cũ, vô tình lặp lại một thói quen cũ hay nghĩ đến một ai đó đã lâu không gặp.  “Một cuốn sách khiến chúng ta tưởng như chỉ lãng quên vài thứ cũ nhưng càng đọc lại càng thấy hóa ra mình quên đi rất nhiều trong hành trình trưởng thành. Đấy cũng là những thứ chúng ta đã đánh mất trong chính con người mình và ở giây phút chợt nhận ra điều đó, đây giống như cánh cửa mở ra để người đọc tìm lại một phần của chính mình trong giá trị của CŨ.”